Lý Sơn
Chúng tôi đến với Lý Sơn giữa mùa hè nóng nực, giữa cái thời tiết oi bức khó tả của miền Trung, nhưng tựu lại trong chúng tôi những cảm xúc rất riêng & đáng trân trọng.
Chương trình tour
Ngày 13/6
Sài Gòn đang đón những cơn mưa rào, thời tiết mát mẻ khiến chúng tôi càng thêm háo hức cho chuyến đi 4 ngày của mình. Đã đến giờ lên sân bay đón đoàn, cả 30 nhà báo cùng hẹn nhau ra đấy!
Người quen, kẻ lạ bắt tay nhau vui mừng, trò chuyện rôm rả. Hẳn Lý Sơn có một điều gì đó rất hay mà ai cũng mong chờ. Tuyến Sài Gòn – Đà Nẵng – Quảng Ngãi – Lý Sơn là một tuyến tour mới rất thú vị, nhưng chắc chắn Lý Sơn là điểm nhấn trong chuyến đi này 12h15, đến Đà Nẵng, chúng tôi hít thở không khí trong lành, kèm một chút oi oi bên cạnh sông Hàn. Vội vàng bữa trưa, chúng tôi di chuyển về Quảng Ngãi. Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đường bờ biển Quảng Ngãi có chiều dài khoảng 129 km với vùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km2, có 6 cửa biển, giàu nguồn lực hải sản với nhiều bãi biển đẹp. Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Tỉnh Quảng Ngãi được tái lập vào ngày 1 tháng 7 năm 1989, trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định….
Chiều dần buông trên cầu Câu Lâu, trên sông Thu Bồn, trên những ruộng lúa, ruộng dưa dọc con đường nối liền Nam Bắc, chúng tôi nghỉ đêm tại Quảng Ngãi. Đoàn không ai mệt, khuôn mặt vẫn tươi tắn & vui vẻ. Mọi người rỉ tai vui với nhau: “ Trời thương nên thời tiết hôm nay dễ chịu quá!”
PHÒNG NGHỈ: Khách sạn: 3
Ngày 14/06
Trả phòng sớm, chúng tôi đến với Lý Sơn. Đến cảng Sa Kì, bà con ra vào tấp nập, người đi tham quan, người đi tặng quà cho trẻ em nghèo, người đi buôn bán,..nhộn nhịp cả bến cảng. Chúng tôi tranh thủ chụp vài tấm hình làm kỷ niệm. 08h, tàu xuất bến. Do thời tiết thay đổi đột ngột, nên sáng nay biển động, tàu cứ dập dềnh, dập dềnh..mỗi người chúng tôi miên man một suy nghĩ riêng. Riêng tôi cảm nhận Lý Sơn như một người con gái trinh trắng & nề nếp. Muốn chinh phục được nàng phải trải qua một đoạn đường dài & những vất vả, khó khăn. Hơn 1 tiếng di chuyển trên tàu, Lý Sơn dần hiện ra trước mắt.
Huyện Lý Sơn, còn gọi là Cù Lao Ré, là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam năm 1992 và trở thành huyện đảo tiền tiêu từ khi đó. Nói về huyện đảo này, nhân dân địa phương có ca dao thủy trình:
- Trực nhìn ngó thấy Bàn Than;
- Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kỳ
Diện tích của huyện là khoảng 9,97 km² nhưng dân số lại lên đến con số hơn 20.460 người. Gồm 3 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Huyện được chia làm 3 xã: An Vĩnh (huyện lỵ - Đảo lớn), An Hải(Đảo lớn) và An Bình (đảo Bé).
Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây 25-30 triệu năm. Các mạch nước ngầm nóng, dưới chân núi lửa, cung cấp nhiệt năng để sản xuất điện phục vụ sinh hoạt cho Lý Sơn. Các dấu vết khảo cổ từ thời văn hóa Sa Huỳnh có từ sớm hơn 200 năm trước công nguyên đã được tìm thấy trên đảo.
Vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức Hải đội Hoàng Sa lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thâu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quí hiếm mang về dâng nộp.
Trong chiến tranh chống Mỹ, Lý Sơn là địa điểm mà Hải quân Hoa Kỳ đặt trạm ra đa để quan sát hoạt động của tàu thuyền dọc theo bờ biển Việt Nam. Ngày nay các trạm radar, như trạm rađa tầm xa N50, của Hải quân Việt Nam vẫn hoạt động trên đảo này.
Trên đảo có ba di tích quốc gia: đình làng An Hải (di tích liên quan đến hải đội Hoàng Sa bên trên), Âm linh tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối thờ tử sĩ Hoàng Sa - Trường Sa), Chùa Hang. Các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cũng đã được tìm thấy trên đảo, như suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa. Và 24 chùa, am. Ngoài ra, khách còn có thể tìm hiểu thông tin lịch sử tại bảo tàng Hoàng Sa, uống ngụm nước ngọt lành trong vắt của “Giếng Vua” - Từ cảng Lý Sơn xuôi về UBND huyện, qua bệnh viện Lý Sơn một đoạn chừng vài trăm mét (ở giữa đoạn đường từ xã An Vĩnh sang xã An Hải), rẽ phải men theo con đường nhỏ giữa những đám hành tỏi xanh rì, ra sát mép biển thì sẽ gặp giếng nước này. Tương truyền đây là giếng nước của người Chăm - cư dân cổ xưa có mặt trên đảo Lý Sơn - đào cách đây hàng trăm năm. Đặc điểm của các giếng nước này là nằm gần biển, được xây bằng loại đá ong hoặc gạch Chăm cổ.
Người Chăm rất giỏi phong thủy nên việc chọn nơi đào giếng để tìm nguồn nước ngọt giữa tứ bề nước mặn là việc hiển nhiên. Cùng với tháp Chăm và nhiều công trình văn hóa khác, nghệ thuật chọn vị trí đất để đào giếng và xây thành chống xâm nhập mặn cũng là một bí ẩn nữa của người Chăm cổ. Dù là giả thiết nào thì tên gọi “giếng vua” cũng thể hiện sự trân trọng của người Lý Sơn đối với một nguồn nước ngọt mà cư dân trên đảo đã sử dụng hàng trăm năm nay. Sự tồn tại của “giếng vua” như chiếc “phao cứu sinh” cho hàng ngàn người dân trên đảo Lý Sơn mỗi mùa khô hạn.
Trải qua một ngày với những di tích lịch sử nổi tiếng, những ruộng hành, tỏi, ruộng mè xanh mướt mênh mông, chúng tôi nghỉ đêm tại Lý Sơn. Buổi tối trên đảo thật yên bình! Gió mát lồng lộng, đoàn chúng tôi ngồi quây quần bên mâm cơm – những món đặc sản tại Lý Sơn: mực hấp, ốc xà cừ, ốc đụn, cháo nhum, cua đá hấp,…nghêu ngao cùng cây đàn ghita với những bài ca đi cùng năm tháng. Ấy vậy mà cũng đến 1h khuya, chúng tôi mới lục tục về phòng nghỉ ngơi.
PHÒNG NGHỈ: Khách sạn: 3
Ngày 15/06
Vội vàng bữa sáng cho kịp chuyến tàu lúc 7h30, chúng tôi chào Lý Sơn trong niềm ray rứt & bùi ngùi. Lý Sơn còn nghèo lắm! Người dân trên đảo hầu như không ai học hành, mấy đứa trẻ đen nhẻm chạy lon ton cũng chỉ học được đến lớp 5. Họ nói đi học không có làm ra tiền, ở nhà đi biển có tiền nhiều hơn……
Tàu rời bến, chúng tôi nhìn về Lý Sơn, lòng thầm mong một ngày nào đó quay lại, chúng tôi thấy một Lý Sơn tươi mới, nhộp nhịp & phát triển hơn.
Tạm biệt Lý Sơn, Quảng Ngãi, chúng tôi về Đà Nẵng nghỉ đêm để ngày mai còn bay về lại SG. Hành lí chỉ có 1 cái túi con, kèm theo nào là tỏi mồ côi, cá bống sông Trà,..mang về làm quà cho người thân.
Tỏi Mồ côi - Tỏi cô đơn là loại tỏi quý của đảo Lý Sơn nói riêng và của Việt Nam nói chung vì nó được trồng trên đất đảo Lý Sơn, vùng đất được hình thành do quá trình hoạt động núi lửa và sự bồi đắp của cát biển, đá san hô biển tạo nên, với sự đặc biệt về thổ nhưỡng và kinh nghiệm truyền thống bao đời từ khi khai sinh vùng đất đảo đã làm cho tỏi Lý Sơn có hương vị riêng và rất đặc biệt mà không một loại Tỏi nào có thể so sánh được.
Tỏi Mồ côi - Tỏi cô đơn còn được gọi là tỏi một (gọi theo địa phương). Trong quá trình sinh trưởng và phát triển loại Tỏi này không giống như các loại tỏi thường (một củ có rất nhiều tép) mà mỗi củ Tỏi này chỉ có duy nhất một tép, vì tất cả chất dinh dưỡng của cây Tỏi chỉ tập trung vào một tép một cách tự nhiên, mà những người dân trồng tỏi cũng không thể tác động vào cây Tỏi để cho ra loại Tỏi cô đơn này được, trong một ruộng (rẫy) Tỏi khi hoạch thì có rất ít loại Tỏi cô đơn này nên người dân rất quý loại tỏi này bởi lẽ loại tỏi này có công dụng rất đặc biệt so với loại tỏi thường. Ngoài việc dùng để ăn Tỏi cô đơn còn dùng ngâm rượu để trong nhà làm thuốc gia truyền chữa và phòng ngừa được các bện như: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh, tư âm bổ thận, trị cảm cúm – dịch bệnh, đâu lưng nhức mỏi, đổ mồ hôi tay-chân, cao huyết áp, giảm mỡ máu, bộ tiêu hóa yếu ăn khó tiêu, dạ dày, sốt, viêm xoang,…
PHÒNG NGHỈ: Khách sạn: 3
Ngày 16/07
Chúng tôi quay trở lại Sài Gòn, tiếp tục với công việc & niềm đam mê. Chia tay khách tại sân bay. Chúng tôi thầm cảm ơn những vị khách yêu quý đã hợp tác cùng chúng tôi tổ chức thành công chương trình này. Vietmark hân hạnh tổ chức chương trình TP.HCM – Đà Nẵng – Quảng Ngãi – Lý Sơn cho hơn 30 nhà báo là khách mời của công ty VDC2 tại TP.HCM.
PHÒNG NGHỈ: Khách sạn: 3
Tổng quan
Giá: VND
Thời gian: 4 ngày 3 đêm
Số lượng ít nhất : 0
Nhiều nhất: 0
Đã bao gồm
Tất cả đã bao gồm những điều cơ bản cho chuyến du lịch
Dịch vụ bao gồm
- Vận chuyển
- Khách sạn 3 sao
- Ăn uống gồm 3 bữa trong ngày
Dịch vụ không bao gồm
- Các khoản phụ thu
- Ăn uống ngoài chương trình
- các chi phí vui chơi giải trí cá nhân.
-
Khai trương phòng vé máy bay 2023
VietMark - Kết nối những chuyến bay, khám phá những điểm đến! 🌍✈️
-
VietMark đồng cảm và chia sẻ với động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
VietMark đồng cảm và chia sẻ, đóng góp một chút tiền 10,000,000 VNĐ thông qua tổ chức NGO đến các nạn nhân.
-
Tổ chức sự kiện 2023
Tổ chức sự kiện 2023
-
VietMark Teambuilding 2023
Teambuilding 2023
-
sản phẩm teambuilding mới 2021
Bạn đang tìm một chương trình, địa điểm tổ chức teambuilding thú vị và gắn kết?
-
Giá trị cốt lõi của Training Teambuilding đem lại.
Thông qua các trò chơi, một thông điệp không lời được truyền tải đến từng thành viên của đơn vị.